Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Blog » Tản mạn xưng hô trong quan hệ gia đình

Tản mạn xưng hô trong quan hệ gia đình

Tản mạn xưng hô trong quan hệ gia đình

Sáng nay, đứa cháu của tôi học online. Bài học hôm nay được cô giáo dạy là mối quan hệ gia đình, cách gọi những người thân trong gia đình phía nội và phía ngoại. Tôi thì ngồi làm việc gần chỗ nó nên tôi không khác gì một người dự thính.

Buổi học kết thúc. Tôi chợt thấy đau lòng và trong đầu tôi lại xuất hiện mấy câu hỏi. Tại sao cháu tôi lại được dạy một thứ kiến thức áp đặt như vậy? Chương trình giáo dục sai hay phương pháp sư phạm của giáo viên sai? Hay chăng kiến thức về ngôn ngữ, về Tiếng Việt của cô giáo có vấn đề? Hay là tôi quá khắt khe?… Với hàng loạt nghi vấn trong đầu tôi, tôi nhắn tin cho cô giáo, nêu quan điểm của mình và mong nhận được sự hồi đáp của cô. Nhưng tôi thất vọng khi cô dùng cách im lặng.

Chuyện rằng, cô giáo giảng cho học trò cách gọi những người thân thuộc trong gia đình. Với nội dung như sau:

Bên nội thì gồm có:

  • Ông bà nội.
  • Ba, bố.
  • Anh trai của ba thì gọi là bác.
  • Chị gái của ba cũng gọi là bác.
  • Em trai của ba thì gọi là chú.
  • Em gái của ba thì gọi là cô.
  • Vợ của anh trai ba thì gọi là bác.
  • Chồng của chị gái ba cũng gọi bằng bác.
  • Vợ của em trai ba thì gọi là thím.
  • Chồng của em gái ba thì gọi là chú hoặc dượng.

Và bên ngoại thì gồm có:

  • Ông bà ngoại.
  • Mẹ.
  • Anh trai của mẹ được gọi là bác.
  • Chị gái của mẹ cũng được gọi là bác.
  • Em trai của mẹ được gọi là cậu.
  • Em gái của mẹ được gọi là dì.
  • Vợ anh trai của mẹ được gọi là bác.
  • Chồng chị gái của mẹ cũng được gọi là bác.
  • Vợ em trai của mẹ được gọi là mợ.
  • Chồng em gái của mẹ được gọi là dượng hoặc chú.

Đến khi cô giáo cho học trò phát biểu, đọc cách xưng hô của những người thân trong nhà của mình. Đầu tiên là bên nội. Một số cháu gọi chị gái của ba là “cô ” thì cô giáo ngắt lời bảo rằng phải gọi bằng “bác” chỉ một số vùng mới gọi bằng “cô”. Các cháu ấp úng và ngỡ ngàng đọc theo. Cháu tôi thì nhìn tôi với ánh mắt ngơ ngác không hiểu. Và cũng như thế, chị của mẹ cũng bị cô chỉnh, bắt gọi bằng “bác” chứ không phải “dì” với lý do từ “dì” chỉ một số vùng mới gọi như thế. Rồi chồng của cô, của dì phải gọi bằng “chú”, chồng của chị gái ba phải gọi bằng “bác”.

Tôi thật sự không hiểu tại sao họ đem áp đặt một cách thô bạo về mặt ngôn ngữ của vùng miền, chính xác là miền Bắc từ Thanh Hóa trở ra, để dạy cho các con trẻ chúng tôi như thế này. Trong khi, từ thời mở mang bờ cõi về phương Nam đến nay, bao nhiêu thế kỷ đã trôi qua với biết bao đời người sống trải dài trên dải đất từ miền Trung vô đến tận Cà Mau, Phú Quốc của miền Nam, cách xưng hô trong gia đình đã được hình thành và trở nên thân thuộc trong đời sống người dân ở đây. Nó như là máu, là xương, là những vốn từ quý giá của ngôn ngữ Việt. Vậy tại sao phải thay thế nó bằng một cách áp đặt thô bạo như vậy. Cách xưng hô trong gia đình của miền Nam chẳng những là phù hợp với phong tục, tập quán mà nó còn thể hiện sự phân biệt rất rõ ràng, khoa học và sự kỳ diệu, phong phú của ngôn ngữ Việt.

Để hiểu rõ hơn về cách xưng hô trong gia đình, tôi tìm hiểu và liệt kê ra đây để chúng ta cùng tham khảo. Chắc chắn chưa đầy đủ nhưng cũng là tổng quan để hiểu rõ vấn đề hơn.

Thứ nhất, đối với các bậc ông bà:

  1. Bậc bề trên nói chung :
    Ông bà tổ tiên.
  2. Gọi theo thứ tự đời:
    Ông bà cố tổ, tằng tổ, cao tổ.
  3. Cha mẹ của cha hoặc của mẹ:
    Ông bà nội hoặc ông bà ngoại.
  4. Cha mẹ, Anh chị em của ông bà:
    Cha mẹ của ông bà được gọi là “ông/bà cố nội”, hoặc “ông/bà cố ngoại”. (miền Bắc gọi là cụ nội, cụ ngoại).
    Anh chị em của ông, bà thì sẽ tuỳ theo thứ bậc với ông, bà mình mà gọi là “ông bác” (tức là bác của cha hoặc mẹ mình), “bà bác”, “ông chú”, “bà cô”, “bà dì”, “ông cậu”…
  5. Xưng hô với các bậc này thì dùng chữ “cháu”. Ở ngôi thứ ba, tương quan với bậc từ cố trở lên thì gọi là chắt, chít.

Thứ hai, đối với bậc cha mẹ, con cái và anh chị em:

  1. Cha :
    Miền Bắc gọi cha, bố, thầy.
    Miền Nam gọi cha, ba, tía.
    Miền Trung gọi ba, cha.
  2. Mẹ :
    Miền Bắc gọi mẹ, me, u, bu, đẻ, cái, mợ.
    Miền Nam gọi mẹ, má.
    Miền Trung gọi mẹ, má, mạ.
  3. Anh :
    Cả ba miền gọi anh.
    Người anh đầu người Bắc gọi là anh cả, người Nam và Trung gọi là anh hai.
  4. Chị :
    Cả ba miền gọi chị.
    Miền Bắc, chị đầu gọi là chị cả. Miền Nam, miền Trung: chị đầu gọi là chị hai.
  5. Em trai, em gái :
    Cả ba miền đều gọi em.
  6. Chồng chị và chồng em gái gọi là anh rể và em rể. Vợ anh trai và vợ em trai thì gọi là chị dâu và em dâu.
  7. Vợ con trai mình gọi là con dâu, chồng con gái mình gọi là con rể.
  8. Cha, mẹ, anh, chị em của chồng gọi là cha chồng, mẹ chồng, chị chồng, anh chồng, em chồng. Cha, mẹ, anh, chị, em của vợ gọi là cha vợ, mẹ vợ, anh vợ, chị vợ và em vợ.

Khi xưng hô với nhau giữa hai người thì các chữ rể, dâu, chồng, vợ sẽ mất đi.
Thí dụ:
Con dâu nói với mẹ chồng: Con xin phép mẹ!
Hoặc cha vợ nói với con rể: Cha nhờ con việc này!
Khi nói với người thứ ba thì thêm rể/dâu/cha chồng/mẹ chồng… tôi như: Con rể tôi, con dâu tôi; cha chồng tôi, mẹ vợ tôi…

  1. Cha mẹ gọi con ruột mình là con. Nhưng người Bắc thường xưng hô với con trai cùng con gái đã lớn tuổi của mình bằng anh và cô.
  2. Chồng gọi vợ là em, mình, bà xã. Vợ gọi chồng bằng anh, mình, ông xã. Khi đã có con cái thì lúc gọi nhau là ba, mẹ, hay ba thằng cu, má con gái…
  3. Chồng của mẹ, không phải là cha ruột mình thì gọi là dượng.
  4. Vợ của cha, mà không phải mẹ ruột mình thì gọi là dì (dì ghẻ), nếu là vợ chính của cha, trong chế độ gia đình xưa thì gọi là mẹ.

Thứ ba đối với bậc anh chị em của cha mẹ, anh chị em họ:

  1. Anh của cha:
    Cả ba miền gọi bác.
  2. Vợ của anh cha :
    Cả ba miền gọi bác (bác gái).
  3. Em trai của cha:
    Cả ba miền gọi chú.
  4. Chị của cha:
    Miền Bắc gọi là bác.
    Miền Trung gọi cô, o.
    Miền Nam gọi cô.
  5. Chồng chị của cha:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Trung và Nam gọi dượng.
  6. Chồng em gái của cha:
    Miền Bắc gọi là chú.
    Miền Nam và Trung gọi dượng.
  7. Anh trai của mẹ:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Nam và Trung gọi cậu.
  8. Vợ anh trai của mẹ:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Trung và Nam gọi mợ.
  9. Em trai của mẹ:
    Cả ba miền gọi cậu.
  10. Vợ em trai của mẹ:
    Cả ba miền gọi mợ.
  11. Chị của Mẹ:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Trung và Nam gọi dì.
  12. Chồng chị của mẹ:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Trung và Nam gọi dượng.
  13. Em gái của Mẹ:
    Cả ba miền gọi dì.
  14. Chồng em gái của mẹ:
    Miền Bắc gọi chú.
    Miền Trung và Nam gọi dượng.
  15. Anh chị em họ:
    Cả ba miền vẫn gọi là anh, chị, em như anh chị em ruột. Trường hợp người vai anh/chị nhỏ tuổi hơn nhiều so với người vai em thì gọi người vai em là chú/cô/cậu/dì(tức chú em, cô em, cậu em, dì em).
  16. Bác, chú, cô, o, cậu, mợ, dì, dượng…. gọi các con anh em mình bằng cháu. Trong cách xưng hô với anh chị em của cha mẹ, người Bắc ưu tiên tuổi tác khi gọi anh, chị cha và mẹ là bác, và cấp nhỏ là chú cậu, cô mợ và không dùng chữ dượng.

Người Nam và Trung ưu tiên về nội ngoại, thân sơ. Dì thì luôn bên ngoại dù tuổi lớn hay nhỏ; cô hoặc o thì luôn bên nội dù chị hay em của cha. Chú thì chỉ dùng cho em cha, thuộc bên nội thôi. Người không dòng máu cha mẹ thì gọi là dượng, mợ, thím để phân biệt với bác, chú, cô o, cậu là anh em ruột thịt. Chỉ có cách gọi bác gái vợ anh trai của cha là một ngoại lệ.

Dân tộc Việt Nam hầu hết theo chế độ phụ hệ, tức lấy theo họ cha và phả đồ của gia tộc cũng lấy họ cha làm chính. Từ đó, cách xưng hô trong gia đình cũng theo đó mà hình thành. Cách xưng hô trong ngôn ngữ Việt cho biết trên dưới, trật tự, phân biệt dễ dàng những mối quan hệ tình cảm thân thiết cùng cách cư xử lễ nghĩa rất phù hợp với đạo đức trong mối tương quan của đạo làm người.

Rõ ràng chỉ cần nghe cách gọi là biết người này thuộc bên nội hay bên ngoại, anh em, dâu rể, có huyết thống hay không ở trong gia đình ngay. Đó là điểm khác biệt và tiến bộ của cách xưng hô trong gia đình của miền Trung và miền Nam.

Kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam cũng có khá nhiều câu nói về các mối quan hệ này. Thí dụ như:

  • Chết cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
  • Con chú con bác, có gì khác nhau.
  • Không cha có chú ai ơi.
    Thay mặt, đổi lời chú cũng như cha.
  • Con cô con cậu thì xa,
    Con chú con bác thật là anh em.

Với một ít câu trong kho tàng ngôn ngữ Việt, nó đã cho thấy từ xa xưa cách gọi chú bác chỉ dành anh em trai ruột thịt với nhau. Vậy nguyên nhân nào lại đem gán từ “bác” cho chị gái của cha, cho chị gái của mẹ, từ chú cho chồng của cô, chồng của dì??? Nó phù hợp với sự tiến bộ ở chỗ nào? Nó nói lên được gì trong sự phân biệt huyết thống gia đình? Hay đây là sự biến thể do tính cách thích được nể trọng hảo khi được phân vai “lớn” mà hình thành(!?). Những câu hỏi này phải dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học và các nhà quản lý tầm vĩ mô.

Tiếng Việt đã dùng từ mượn rất nhiều. Đó cũng là một khiếm khuyết vì bản thân ngôn ngữ chúng ta còn chưa đủ từ để diễn đạt hiện tượng, sự vật trong thế giới này. Mặc khác, với những gì Tiếng Việt đã có và đang có, phải công nhận rằng Tiếng Việt cũng khá phong phú và đặc sắc với vốn từ của mình. Trên đà phát triển đi đến văn minh, Tiếng Việt sẽ phải từng bước tự hoàn thiện và phát triển có căn cơ, có nền tảng trong sự cầu thị về sự tiến bộ. Cách xưng hô trong gia đình đang được đề cập là một thí dụ. Tôi tin rằng những sự cải tiến hoặc cố tình tạo sự khác biệt đi ngược với quy luật phát triển sẽ phải bị đào thải ở một thời điểm nào đó. Cũng như nếu ta bỏ bê cho Tiếng Việt đi dần vào tha hóa thì chắc chắn cánh cửa diệt vong đang sẵn sàng mở toamg, chào đón ở phía trước.

Câu chuyện dạy học cho lớp trẻ trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt là các cháu lớp tiểu học, lớp 1, lớp 2 như con trai tôi. Chúng là những trang giấy trắng. Chúng ta không có quyền và không được đặc cách bất kỳ quyền nào để vẽ lên đó một nét bút nào hết. Cách giáo dục hiện nay như vậy là phản khoa học, đi ngược với sự tiến bộ. Nền giáo dục này đang đánh cắp tuổi thơ và tương lai của con cháu chúng tôi. Tiếng Việt đang bị xâm hại và xuống cấp trầm trọng. Trong đó giáo dục chính là tội nhân đầu tiên trong việc này. Người Việt nói với người Việt đã dần không hiểu nhau vì ngôn từ, vì câu cú, vì ngữ nghĩa. Đó là sự xói mòn vô cùng nghiêm trọng. Những người quan tâm đến chuyện này ngày một ít đi, họ bị cô lập và bị nhấn chìm bởi những con người nhân danh mục đích để làm phương tiện cho những ý đồ thiếu tử tế ẩn giấu đằng sau và cả một đám đông hoặc thờ ơ, vô cảm, hoặc chỉ biết tư lợi mà không màn đến sự tồn vong của ngôn ngữ dân tộc mình. Tiếng Việt còn thì nước Việt còn. Đừng để ngôn ngữ thiêng liêng của mình ngày một què quặt, biến thái, hư hại và lụi tàn. Trách nhiệm gìn giữ này là ở ngay chính mỗi người dân, mỗi nhà giáo, mỗi nhà nghiên cứu, mỗi nhà ngôn ngữ học, mỗi nhà quản lý giáo dục, mỗi lãnh đạo đầu ngành và chính phủ.

Quay lại chuyện xưng hô trong gia đình mà cô giáo đã giảng cho cháu tôi sáng nay. Thiết nghĩ thầy cô giáo chỉ cần mở cho các cháu biết sự phong phú và đặc sắc của ngôn ngữ Việt trong cách xưng hô. Cho các cháu biết cách gọi của người Việt là như thế nào, vùng nào gọi như thế nào. Còn cách gọi trong gia đình thì tùy theo gia đình các cháu sống ở đâu, gốc gác như như thế nào thì các cháu sẽ gọi theo tập quán ở đó. Khi các cháu được tự do về tư duy, hiểu được đúng sai, sự sàng lọc, lựa chọn chính đáng, tiến bộ sẽ xuất hiện. Tuyệt đối không được áp đặt thô bạo về ngôn ngữ như vậy. Đó mới là giáo dục hướng tới sự tự do, khai sáng, gợi mở cho trí óc của trẻ được phát triển theo chiều hướng tiến bộ, rộng mở. Không thể đem những tư duy cũ kỹ, rập khuôn mà đóng khung tâm trí của trẻ. Ngôn ngữ là thứ đầu tiên con người có trong bản năng khi chào đời và học hỏi tích lũy theo năm tháng. Hãy giúp trẻ có được ngôn ngữ nền móng vững chải để bước vào đời, xây dựng tương lai tiến bộ, văn minh. Xã hội loài người thay đổi, tiến bộ rất nhanh, thế giới cũng đang phát triển rất nhanh. Đòi hỏi tư duy và tri thức con người cũng phải thay đổi tiến bộ và phù hợp với đà phát triển đó. Nếu ta vẫn ấu trĩ giữ tư duy cũ kỹ, giáo dục theo một khuôn mẫu lạc hậu và thậm chí là lạc đường thì đã đến lúc phải dừng ngay lại hoặc đổi hướng cho cùng chiều với chiều phát triển chung của nhân loại. Đích đến của loài người là văn minh.

Hãy trả lại cách gọi bác, gọi chú đúng với vai trò là chú, là bác trong mối quan hệ anh em trai trong gia đình.

Hãy thôi giáo dục áp đặt cho thế hệ trẻ Việt. Những rường cột của đất nước trong tương lai.

Hãy chung tay gìn giữ ngôn ngữ Việt.

AN ĐIỀN
Dan Van st

Buổi học kết thúc. Tôi chợt thấy đau lòng và trong đầu tôi lại xuất hiện mấy câu hỏi. Tại sao cháu tôi lại được dạy một thứ kiến thức áp đặt như vậy? Chương trình giáo dục sai hay phương pháp sư phạm của giáo viên sai? Hay chăng kiến thức về ngôn ngữ, về Tiếng Việt của cô giáo có vấn đề? Hay là tôi quá khắt khe?… Với hàng loạt nghi vấn trong đầu tôi, tôi nhắn tin cho cô giáo, nêu quan điểm của mình và mong nhận được sự hồi đáp của cô. Nhưng tôi thất vọng khi cô dùng cách im lặng.

Chuyện rằng, cô giáo giảng cho học trò cách gọi những người thân thuộc trong gia đình. Với nội dung như sau:

Bên nội thì gồm có:

  • Ông bà nội.
  • Ba, bố.
  • Anh trai của ba thì gọi là bác.
  • Chị gái của ba cũng gọi là bác.
  • Em trai của ba thì gọi là chú.
  • Em gái của ba thì gọi là cô.
  • Vợ của anh trai ba thì gọi là bác.
  • Chồng của chị gái ba cũng gọi bằng bác.
  • Vợ của em trai ba thì gọi là thím.
  • Chồng của em gái ba thì gọi là chú hoặc dượng.
  • Và bên ngoại thì gồm có:
  • Ông bà ngoại.
  • Mẹ.
  • Anh trai của mẹ được gọi là bác.
  • Chị gái của mẹ cũng được gọi là bác.
  • Em trai của mẹ được gọi là cậu.
  • Em gái của mẹ được gọi là dì.
  • Vợ anh trai của mẹ được gọi là bác.
  • Chồng chị gái của mẹ cũng được gọi là bác.
  • Vợ em trai của mẹ được gọi là mợ.
  • Chồng em gái của mẹ được gọi là dượng hoặc chú.

Đến khi cô giáo cho học trò phát biểu, đọc cách xưng hô của những người thân trong nhà của mình. Đầu tiên là bên nội. Một số cháu gọi chị gái của ba là “cô ” thì cô giáo ngắt lời bảo rằng phải gọi bằng “bác” chỉ một số vùng mới gọi bằng “cô”. Các cháu ấp úng và ngỡ ngàng đọc theo. Cháu tôi thì nhìn tôi với ánh mắt ngơ ngác không hiểu. Và cũng như thế, chị của mẹ cũng bị cô chỉnh, bắt gọi bằng “bác” chứ không phải “dì” với lý do từ “dì” chỉ một số vùng mới gọi như thế. Rồi chồng của cô, của dì phải gọi bằng “chú”, chồng của chị gái ba phải gọi bằng “bác”.

Tôi thật sự không hiểu tại sao họ đem áp đặt một cách thô bạo về mặt ngôn ngữ của vùng miền, chính xác là miền Bắc từ Thanh Hóa trở ra, để dạy cho các con trẻ chúng tôi như thế này. Trong khi, từ thời mở mang bờ cõi về phương Nam đến nay, bao nhiêu thế kỷ đã trôi qua với biết bao đời người sống trải dài trên dải đất từ miền Trung vô đến tận Cà Mau, Phú Quốc của miền Nam, cách xưng hô trong gia đình đã được hình thành và trở nên thân thuộc trong đời sống người dân ở đây. Nó như là máu, là xương, là những vốn từ quý giá của ngôn ngữ Việt. Vậy tại sao phải thay thế nó bằng một cách áp đặt thô bạo như vậy. Cách xưng hô trong gia đình của miền Nam chẳng những là phù hợp với phong tục, tập quán mà nó còn thể hiện sự phân biệt rất rõ ràng, khoa học và sự kỳ diệu, phong phú của ngôn ngữ Việt.

Để hiểu rõ hơn về cách xưng hô trong gia đình, tôi tìm hiểu và liệt kê ra đây để chúng ta cùng tham khảo. Chắc chắn chưa đầy đủ nhưng cũng là tổng quan để hiểu rõ vấn đề hơn.

  • Thứ nhất, đối với các bậc ông bà:
  1. Bậc bề trên nói chung :
    Ông bà tổ tiên.
  2. Gọi theo thứ tự đời:
    Ông bà cố tổ, tằng tổ, cao tổ.
  3. Cha mẹ của cha hoặc của mẹ:
    Ông bà nội hoặc ông bà ngoại.
  4. Cha mẹ, Anh chị em của ông bà:
    Cha mẹ của ông bà được gọi là “ông/bà cố nội”, hoặc “ông/bà cố ngoại”. (miền Bắc gọi là cụ nội, cụ ngoại).
    Anh chị em của ông, bà thì sẽ tuỳ theo thứ bậc với ông, bà mình mà gọi là “ông bác” (tức là bác của cha hoặc mẹ mình), “bà bác”, “ông chú”, “bà cô”, “bà dì”, “ông cậu”…
  5. Xưng hô với các bậc này thì dùng chữ “cháu”. Ở ngôi thứ ba, tương quan với bậc từ cố trở lên thì gọi là chắt, chít.
  • Thứ hai, đối với bậc cha mẹ, con cái và anh chị em:
  1. Cha :
    Miền Bắc gọi cha, bố, thầy.
    Miền Nam gọi cha, ba, tía.
    Miền Trung gọi ba, cha.
  2. Mẹ :
    Miền Bắc gọi mẹ, me, u, bu, đẻ, cái, mợ.
    Miền Nam gọi mẹ, má.
    Miền Trung gọi mẹ, má, mạ.
  3. Anh :
    Cả ba miền gọi anh.
    Người anh đầu người Bắc gọi là anh cả, người Nam và Trung gọi là anh hai.
  4. Chị :
    Cả ba miền gọi chị.
    Miền Bắc, chị đầu gọi là chị cả. Miền Nam, miền Trung: chị đầu gọi là chị hai.
  5. Em trai, em gái :
    Cả ba miền đều gọi em.
  6. Chồng chị và chồng em gái gọi là anh rể và em rể. Vợ anh trai và vợ em trai thì gọi là chị dâu và em dâu.
  7. Vợ con trai mình gọi là con dâu, chồng con gái mình gọi là con rể.
  8. Cha, mẹ, anh, chị em của chồng gọi là cha chồng, mẹ chồng, chị chồng, anh chồng, em chồng. Cha, mẹ, anh, chị, em của vợ gọi là cha vợ, mẹ vợ, anh vợ, chị vợ và em vợ.

Khi xưng hô với nhau giữa hai người thì các chữ rể, dâu, chồng, vợ sẽ mất đi.
Thí dụ:
Con dâu nói với mẹ chồng: Con xin phép mẹ!
Hoặc cha vợ nói với con rể: Cha nhờ con việc này!
Khi nói với người thứ ba thì thêm rể/dâu/cha chồng/mẹ chồng… tôi như: Con rể tôi, con dâu tôi; cha chồng tôi, mẹ vợ tôi…

  1. Cha mẹ gọi con ruột mình là con. Nhưng người Bắc thường xưng hô với con trai cùng con gái đã lớn tuổi của mình bằng anh và cô.
  2. Chồng gọi vợ là em, mình, bà xã. Vợ gọi chồng bằng anh, mình, ông xã. Khi đã có con cái thì lúc gọi nhau là ba, mẹ, hay ba thằng cu, má con gái…
  3. Chồng của mẹ, không phải là cha ruột mình thì gọi là dượng.
  4. Vợ của cha, mà không phải mẹ ruột mình thì gọi là dì (dì ghẻ), nếu là vợ chính của cha, trong chế độ gia đình xưa thì gọi là mẹ.

Thứ ba đối với bậc anh chị em của cha mẹ, anh chị em họ:

  1. Anh của cha:
    Cả ba miền gọi bác.
  2. Vợ của anh cha :
    Cả ba miền gọi bác (bác gái).
  3. Em trai của cha:
    Cả ba miền gọi chú.
  4. Chị của cha:
    Miền Bắc gọi là bác.
    Miền Trung gọi cô, o.
    Miền Nam gọi cô.
  5. Chồng chị của cha:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Trung và Nam gọi dượng.
  6. Chồng em gái của cha:
    Miền Bắc gọi là chú.
    Miền Nam và Trung gọi dượng.
  7. Anh trai của mẹ:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Nam và Trung gọi cậu.
  8. Vợ anh trai của mẹ:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Trung và Nam gọi mợ.
  9. Em trai của mẹ:
    Cả ba miền gọi cậu.
  10. Vợ em trai của mẹ:
    Cả ba miền gọi mợ.
  11. Chị của Mẹ:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Trung và Nam gọi dì.
  12. Chồng chị của mẹ:
    Miền Bắc gọi bác.
    Miền Trung và Nam gọi dượng.
  13. Em gái của Mẹ:
    Cả ba miền gọi dì.
  14. Chồng em gái của mẹ:
    Miền Bắc gọi chú.
    Miền Trung và Nam gọi dượng.
  15. Anh chị em họ:
    Cả ba miền vẫn gọi là anh, chị, em như anh chị em ruột. Trường hợp người vai anh/chị nhỏ tuổi hơn nhiều so với người vai em thì gọi người vai em là chú/cô/cậu/dì(tức chú em, cô em, cậu em, dì em).
  16. Bác, chú, cô, o, cậu, mợ, dì, dượng…. gọi các con anh em mình bằng cháu. Trong cách xưng hô với anh chị em của cha mẹ, người Bắc ưu tiên tuổi tác khi gọi anh, chị cha và mẹ là bác, và cấp nhỏ là chú cậu, cô mợ và không dùng chữ dượng.

Người Nam và Trung ưu tiên về nội ngoại, thân sơ. Dì thì luôn bên ngoại dù tuổi lớn hay nhỏ; cô hoặc o thì luôn bên nội dù chị hay em của cha. Chú thì chỉ dùng cho em cha, thuộc bên nội thôi. Người không dòng máu cha mẹ thì gọi là dượng, mợ, thím để phân biệt với bác, chú, cô o, cậu là anh em ruột thịt. Chỉ có cách gọi bác gái vợ anh trai của cha là một ngoại lệ.

Dân tộc Việt Nam hầu hết theo chế độ phụ hệ, tức lấy theo họ cha và phả đồ của gia tộc cũng lấy họ cha làm chính. Từ đó, cách xưng hô trong gia đình cũng theo đó mà hình thành. Cách xưng hô trong ngôn ngữ Việt cho biết trên dưới, trật tự, phân biệt dễ dàng những mối quan hệ tình cảm thân thiết cùng cách cư xử lễ nghĩa rất phù hợp với đạo đức trong mối tương quan của đạo làm người.

Rõ ràng chỉ cần nghe cách gọi là biết người này thuộc bên nội hay bên ngoại, anh em, dâu rể, có huyết thống hay không ở trong gia đình ngay. Đó là điểm khác biệt và tiến bộ của cách xưng hô trong gia đình của miền Trung và miền Nam.

Kho tàng ca dao, thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam cũng có khá nhiều câu nói về các mối quan hệ này. Thí dụ như:

  • Chết cha còn chú, sẩy mẹ bú dì.
  • Con chú con bác, có gì khác nhau.
  • Không cha có chú ai ơi.
    Thay mặt, đổi lời chú cũng như cha.
  • Con cô con cậu thì xa,
    Con chú con bác thật là anh em.

Với một ít câu trong kho tàng ngôn ngữ Việt, nó đã cho thấy từ xa xưa cách gọi chú bác chỉ dành anh em trai ruột thịt với nhau. Vậy nguyên nhân nào lại đem gán từ “bác” cho chị gái của cha, cho chị gái của mẹ, từ chú cho chồng của cô, chồng của dì??? Nó phù hợp với sự tiến bộ ở chỗ nào? Nó nói lên được gì trong sự phân biệt huyết thống gia đình? Hay đây là sự biến thể do tính cách thích được nể trọng hảo khi được phân vai “lớn” mà hình thành(!?). Những câu hỏi này phải dành cho các nhà nghiên cứu, các nhà ngôn ngữ học và các nhà quản lý tầm vĩ mô.

Tiếng Việt đã dùng từ mượn rất nhiều. Đó cũng là một khiếm khuyết vì bản thân ngôn ngữ chúng ta còn chưa đủ từ để diễn đạt hiện tượng, sự vật trong thế giới này. Mặc khác, với những gì Tiếng Việt đã có và đang có, phải công nhận rằng Tiếng Việt cũng khá phong phú và đặc sắc với vốn từ của mình. Trên đà phát triển đi đến văn minh, Tiếng Việt sẽ phải từng bước tự hoàn thiện và phát triển có căn cơ, có nền tảng trong sự cầu thị về sự tiến bộ. Cách xưng hô trong gia đình đang được đề cập là một thí dụ. Tôi tin rằng những sự cải tiến hoặc cố tình tạo sự khác biệt đi ngược với quy luật phát triển sẽ phải bị đào thải ở một thời điểm nào đó. Cũng như nếu ta bỏ bê cho Tiếng Việt đi dần vào tha hóa thì chắc chắn cánh cửa diệt vong đang sẵn sàng mở toamg, chào đón ở phía trước.

Câu chuyện dạy học cho lớp trẻ trong nhà trường hiện nay. Đặc biệt là các cháu lớp tiểu học, lớp 1, lớp 2 như con trai tôi. Chúng là những trang giấy trắng. Chúng ta không có quyền và không được đặc cách bất kỳ quyền nào để vẽ lên đó một nét bút nào hết. Cách giáo dục hiện nay như vậy là phản khoa học, đi ngược với sự tiến bộ. Nền giáo dục này đang đánh cắp tuổi thơ và tương lai của con cháu chúng tôi. Tiếng Việt đang bị xâm hại và xuống cấp trầm trọng. Trong đó giáo dục chính là tội nhân đầu tiên trong việc này. Người Việt nói với người Việt đã dần không hiểu nhau vì ngôn từ, vì câu cú, vì ngữ nghĩa. Đó là sự xói mòn vô cùng nghiêm trọng. Những người quan tâm đến chuyện này ngày một ít đi, họ bị cô lập và bị nhấn chìm bởi những con người nhân danh mục đích để làm phương tiện cho những ý đồ thiếu tử tế ẩn giấu đằng sau và cả một đám đông hoặc thờ ơ, vô cảm, hoặc chỉ biết tư lợi mà không màn đến sự tồn vong của ngôn ngữ dân tộc mình. Tiếng Việt còn thì nước Việt còn. Đừng để ngôn ngữ thiêng liêng của mình ngày một què quặt, biến thái, hư hại và lụi tàn. Trách nhiệm gìn giữ này là ở ngay chính mỗi người dân, mỗi nhà giáo, mỗi nhà nghiên cứu, mỗi nhà ngôn ngữ học, mỗi nhà quản lý giáo dục, mỗi lãnh đạo đầu ngành và chính phủ.

Quay lại chuyện xưng hô trong gia đình mà cô giáo đã giảng cho cháu tôi sáng nay. Thiết nghĩ thầy cô giáo chỉ cần mở cho các cháu biết sự phong phú và đặc sắc của ngôn ngữ Việt trong cách xưng hô. Cho các cháu biết cách gọi của người Việt là như thế nào, vùng nào gọi như thế nào. Còn cách gọi trong gia đình thì tùy theo gia đình các cháu sống ở đâu, gốc gác như như thế nào thì các cháu sẽ gọi theo tập quán ở đó. Khi các cháu được tự do về tư duy, hiểu được đúng sai, sự sàng lọc, lựa chọn chính đáng, tiến bộ sẽ xuất hiện. Tuyệt đối không được áp đặt thô bạo về ngôn ngữ như vậy. Đó mới là giáo dục hướng tới sự tự do, khai sáng, gợi mở cho trí óc của trẻ được phát triển theo chiều hướng tiến bộ, rộng mở. Không thể đem những tư duy cũ kỹ, rập khuôn mà đóng khung tâm trí của trẻ. Ngôn ngữ là thứ đầu tiên con người có trong bản năng khi chào đời và học hỏi tích lũy theo năm tháng. Hãy giúp trẻ có được ngôn ngữ nền móng vững chải để bước vào đời, xây dựng tương lai tiến bộ, văn minh. Xã hội loài người thay đổi, tiến bộ rất nhanh, thế giới cũng đang phát triển rất nhanh. Đòi hỏi tư duy và tri thức con người cũng phải thay đổi tiến bộ và phù hợp với đà phát triển đó. Nếu ta vẫn ấu trĩ giữ tư duy cũ kỹ, giáo dục theo một khuôn mẫu lạc hậu và thậm chí là lạc đường thì đã đến lúc phải dừng ngay lại hoặc đổi hướng cho cùng chiều với chiều phát triển chung của nhân loại. Đích đến của loài người là văn minh.

Hãy trả lại cách gọi bác, gọi chú đúng với vai trò là chú, là bác trong mối quan hệ anh em trai trong gia đình.

Hãy thôi giáo dục áp đặt cho thế hệ trẻ Việt. Những rường cột của đất nước trong tương lai.

Hãy chung tay gìn giữ ngôn ngữ Việt.

nv-author-image

Tân

Hey, Tân đây! Mình tập tành viết blog MinhTan.net để tản mạn những trải nghiệm hay ho và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm Fitness & dinh dưỡng mình góp nhặt trong cuộc sống. Các chủ đề trong Blog của Tân có thể lộn xộn, không đầu không đuôi nhưng sau tất cả đó là cam vị nhân sinh, hy vọng bạn sẽ tận hưởng nó nhé ^^~

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *